NÓI VỀ CÁI CHẾT VỚI TRẺ VỪA MẤT NGƯỜI THÂN

Parler de la mort à un enfant qui a perdu un proche
Tác giả: DELPHINE FARGEON– Tâm lý gia Pháp
Nguồn: Psychologies - 28 septembre 2021

Người dịch: HỒ NGỌC XUÂN PHƯƠNG – Cử nhân Tâm lý, Chuyên viên Tâm lý Học đường



Nói về cái chết với một đứa trẻ vẫn còn là một điều tế nhị vì chúng ta vẫn không thể giải thích một cách chắc chắn về cái gì sẽ được tìm thấy ở kiếp sau.

Các niềm tin tôn giáo và văn hóa khác nhau mang đến rất nhiều cách giải thích đa dạng về những gì diễn ra sau khi chết (luân hồi, thiên đường, phán xét, yên nghĩ vĩnh viễn...), mà không thể hoàn toàn chắc chắn về những gì đang đợi chúng ta ở phía trước.

Điều duy nhất chúng ta có thể khẳng định với đứa trẻ rằng cái chết là dấu chấm hết cho cuộc đời. Chết là một phần của cuộc sống, chính vì chúng ta sống nên chúng ta chết. Như Francoise Dolto, nhà phân tâm học trẻ em, đã nói: “chúng ta chết khi chúng ta sống xong rồi.” Giải thích cho đứa trẻ rằng mọi thứ đang sống đều có sự kết thúc (cây cối thì khô héo, động vật và con người thì chết, còn trái cây thì thối rữa...), là để cho trẻ thấy rằng số phận của người sống là không thể tránh khỏi cái chết.

Cách người lớn đón nhận cái chết sẽ để lại hệ quả trên sự hình dung của đứa trẻ về cái chết.

Cách người lớn tiếp cận chủ đề này tuỳ thuộc vào chính sự lo lắng về cái chết của họ (liên quan đến câu chuyện cuộc đời của họ). Những nỗi lo âu này liên hệ chặt chẽ với những lo âu về sự chia ly và bị bỏ rơi, những nỗi lo này sẽ đặc biệt được nhen nhóm xuất hiện trở lại khi xảy ra sự mất đi một người thân yêu.

Sự mất mát người thân và tang chế của trẻ

Khi trẻ mất đi một người thân, điều cốt yếu là phải để cho tang chế (deuil) được diễn ra đầy đủ trong gia đình và không làm như thể s mất mát này là một điều cấm k, hoặc gạt nó qua một bên. Dù trẻ ở bất k độ tuổi nào, khi gia đình có tang cũng cần phải nói thật với trẻ, và không được giấu diếm cảm xúc mà nói nói ra bằng lời rằng: người lớn có quyền buồn.

Đưa trẻ đến nghĩa trang để có thể trình bày cho trẻ hiểu được mọi thứ bởi vì cái chết vẫn còn là một khái niệm trừu tượng và điều quan trọng là phải để trẻ cụ thể hóa một điều trừu tượng.

Cần phải nói đến khía cạnh không thể tránh khỏi của cái chết: “Ông nội sẽ không trở lại nữa”. Vì vậy, nên tránh nói những dạng câu như: “Ông đi rồi, ông ngủ quên rồi”, và rồi bạn sẽ vô tình bỏ mặc đứa trẻ với một hy vọng rằng người đã mất có thể quay trở lại.

Đồng thời, việc nói về người đã mất là cách khiến người ấy vẫn còn ở lại trong đời sống, giữ một vị trí tượng trưng cho người ấy, điều này có thể nói thành lời với trẻ như: “Ông nội vẫn còn sống trong suy nghĩ và trong trái tim của chúng ta... ông sẽ mãi mãi ông nội của con.” Giữ một vị trí biểu tượng này là điều cần thiết để sự biến mất về mặt thể chất không bị xem như một “hố sâu” tâm linh không thể bù đắp được.

Việc thông báo cái chết cho đứa trẻ rất thường làm cho trẻ có vẻ biểu hiện như thể vô cảm như đôi khi các bậc cha mẹ đã nói khi đến tham vấn: “Nó chẳng phản ứng... Nó không nghe thấy…”

Các giai đoạn tang chế và các đặc điểm tính cách phản ứng ở trẻ em thì rất khác so với ở người lớn.

Trẻ sẽ cần thời gian để lĩnh hội thông tin, điều này có thể dẫn đến sự thiếu vắng phản ứng ở trẻ. Đôi khi trẻ sẽ cố gắng bảo vệ cha mẹ mà trẻ nhận thấy rằng họ là người sẽ bị lay động bởi sự mất mát. Sự nhận biết về mất mát thường sẽ lâu hơn so với người lớn, cần phải tôn trọng nhịp điệu này mà không đòi hỏi xem trẻ liệu đã thống nhập được thông tin đó hay chưa. Việc từ từ từng chút một, để thời gian trôi qua rồi đặt câu hỏi vào những thời điểm sau đó sẽ cho phép thể hiện sự tôn trọng nhịp điệu của trẻ, và đồng hành cùng với trẻ trong tiến trình trang chế.

Có nên dẫn trẻ tham dự đám tang không?

Đây là câu hỏi rất thường xuyên gặp phải ở văn phòng của nhà tâm lý học. Câu trả lời là có tính ngẫu nhiên; tất cả đều phải tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ, sự trưởng thành của trẻ và những nghi thức gia đình của trẻ.

Nếu trẻ đủ lớn để đưa ra lựa chọn: từ 7-8 tuổi, sẽ là một điều thú vị khi trao đổi với trẻ xung quanh câu hỏi về việc hiện diện của trẻ ở đám tang, để biết rằng trẻ có mong muốn gì và trẻ tưởng tượng như thế nào về nó.

Cũng cần phải giải thích cho trẻ về việc một đám tang thì gồm có những thứ gì cần phải chuẩn bị.

Cuối cùng, đám tang là thời điểm rất có những cảm xúc rất mãnh liệt và căng thẳng, vậy nên tốt nhất là không nên để trẻ ngồi ở hàng ghế đầu nếu trẻ đến tham dự.


Post a Comment

To be published, comments must be reviewed by the administrator *

Mới hơn Cũ hơn
Post ADS 1
Post ADS 1