Phần 2 - LY HÔN

Marriages and Divorces
Tác giả: ESTEBAN ORTIZ-OSPINAMAX ROSER
Nguồn: Our World in Data

Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN



Phần 2 – LY HÔN

TỶ LỆ LY HÔN TĂNG SAU NĂM 1970 - TRONG NHỮNG THẬP KỶ GẦN ĐÂY, XU HƯỚNG KHÁC NHAU RẤT NHIỀU GIỮA CÁC QUỐC GIA

Xu hướng của tỷ lệ ly hôn so sánh tương đối với quy mô dân số

Tỷ lệ ly hôn đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Các cuộc ly hôn liệu có đang gia tăng trên khắp thế giới?

Trong biểu đồ ở đây, chúng tôi cho thấy tỷ lệ thô về ly hôn – Con số ly hôn tính trên mỗi 1.000 dân trong cả nước.

Khi chúng ta nhìn vào bức tranh rộng lớn ở cấp độ toàn cầu hoặc khu vực kể từ những năm 1970, chúng ta thấy tỷ lệ ly hôn tổng thể đã tăng lên. Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong Tổng quan về các Mô hình Hôn nhân Toàn cầu (Overview of Global Marriage Patterns) lưu ý rằng có một xu hướng gia tăng chung: “Ở tầm thế giới, tỷ lệ người trưởng thành từ 35-39 tuổi ly hôn hoặc ly thân đã tăng gấp đôi, từ 2% trong những năm 1970 lên 4% vào những năm 2000”.

Tuy nhiên, khi xem xét dữ liệu kỹ hơn, chúng ta cũng có thể thấy rằng việc này đã bỏ sót hai điều mấu chốt, đó là: có sự khác biệt đáng chú ý giữa các quốc gia và người ta đã không thể nắm bắt được mô hình của những thay đổi này trong giai đoạn từ những năm 1990 cho đến nay.

Như chúng ta thấy trong biểu đồ, ở nhiều quốc gia, tỷ lệ ly hôn tăng rõ rệt trong khoảng thời gian từ những năm 1970 đến 1990. Ở Mỹ, tỷ lệ ly hôn tăng hơn gấp đôi từ 2,2/1.000 dân vào năm 1960 lên hơn 5/1.000 dân vào thập niên 1980. Ở Anh, Na Uy và Hàn Quốc, tỷ lệ ly hôn tăng hơn gấp 3 lần. Kể từ thời gian đó, tỷ lệ ly hôn giảm đi ở nhiều quốc gia.

Các xu hướng về cơ bản khác nhau giữa các quốc gia.

Trong bảng xếp hạng, Hoa Kỳ nổi bật hơn một chút, với tỷ lệ ly hôn liên tục cao hơn hầu hết các quốc gia khác, nhưng cũng “đạt đỉnh” sớm hơn. Hàn Quốc đã “đạt đỉnh” muộn hơn nhiều, với tỷ lệ ly hôn tiếp tục tăng cho đến đầu những năm 2000. Ở các nước khác, chẳng hạn như Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ, các vụ ly hôn tiếp tục gia tăng. Như Cơ sở dữ liệu gia đình của OECD (OECD Family Database) lưu ý, từ năm 1995 đến năm 2017 (hoặc ước tính hiện có gần nhất), tỷ lệ ly hôn tăng ở 18 quốc gia OECD, nhưng giảm ở 12 quốc gia khác.

Mô hình của việc gia tang tỷ lệ ly hôn, tiếp theo là giai đoạn “bình nguyên” (plateau) hoặc giảm đi ở một số quốc gia (đặc biệt là các quốc gia giàu có) có thể được giải thích một phần do sự khác biệt về tỷ lệ ly hôn giữa các nhóm tuổi (cohorts) và tình trạng chậm kết hôn mà chúng ta thấy ở các cặp vợ chồng trẻ ngày nay.

Các nhà kinh tế học Betsey Stevenson và Justin Wolfers đã xem xét chi tiết những thay đổi và những lực chi phối đối với tỷ lệ kết hôn và ly hôn ở Mỹ. Họ gợi ý rằng những thay đổi mà chúng ta thấy về tỷ lệ ly hôn có thể phản ánh một phần những thay đổi về kỳ vọng trong các cuộc hôn nhân khi phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Những phụ nữ kết hôn trước khi có sự gia tăng lớn số lượng phụ nữ đi làm việc có thể đã rơi vào tình trạng hôn nhân không còn phù hợp với kỳ vọng. Nhiều người trong những năm sau chiến tranh kết hôn với một người có lẽ phù hợp với nền văn hóa thời hậu chiến, nhưng cuối cùng lại trở thành những “bạn đời chọn sai” (wrong partner) khi mà thời thế đã thay đổi. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng chóng mặt của các cuộc ly hôn trong suốt những năm 1970 và 1980.



TỶ LỆ CỦA CÁC CUỘC HÔN NHÂN KẾT THÚC BẰNG LY HÔN

Xu hướng trong tỷ lệ thô về ly hôn (crude divorce rates) cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về số vụ ly hôn xảy ra mỗi năm, nhưng cần được giải thích một cách thận trọng. Thứ nhất, tỷ lệ thô kết hợp một số lượng lớn các nhóm tuổi [cohorts – có 2 cách dịch là “đoàn hệ” hoặc “thuần tập”]- cả những cặp vợ chồng già và trẻ; và thứ hai, họ không tính đến việc số lượng các cuộc hôn nhân đang thay đổi như thế nào.

Để hiểu các mô hình ly hôn đang thay đổi như thế nào, sẽ hữu ích hơn nếu xem xét tỷ lệ phần trăm (percentage) của các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn và xem xét chi tiết hơn các mô hình này theo từng nhóm tuổi.

Hãy cùng nhìn lại một quốc gia mà tỷ lệ ly hôn đang giảm dần trong những thập kỷ gần đây.

Trong biểu đồ ở đây, chúng tôi hiển thị tỷ lệ phần trăm các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn ở Anh và xứ Wales kể từ năm 1963. Con số này được chia nhỏ theo số năm sau khi kết hôn - nghĩa là tỷ lệ các cặp vợ chồng đã ly hôn ở thời điểm 5, 10 và 20 năm sau khi kết hôn.

Ở đây, chúng ta thấy rằng mô hình tổng thể là tương tự nhau trên cả 3 đường biểu diễn:

· Tỷ lệ các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn tăng lên từ thập niên 1960 cho đến thập niên 1990.

· Năm 1963, chỉ có 1,5% cặp vợ chồng ly hôn trước kỷ niệm 5 năm, 7,8% ly hôn trước kỷ niệm 10 năm và 19% trước kỷ niệm 20 năm ngày cưới. Vào giữa những năm 1990, con số này đã tăng lên lần lượt là 11%, 25% và 38%.

· Kể từ đó, các cuộc ly hôn ngày càng giảm. Tỷ lệ các cặp ly hôn trong 5 năm đầu tiên đã giảm một nửa kể từ mức đỉnh điểm của những năm 1990. Và tỷ lệ ly hôn trong vòng 10 năm đầu của cuộc hôn nhân cũng đã giảm đáng kể.




LY HÔN THEO ĐỘ TUỔI VÀ THEO NHÓM TUỔI

Điều gì có thể giải thích sự giảm tỷ lệ ly hôn nói chung gần đây ở một số quốc gia?

Xu hướng chung có thể được chia thành hai động lực chính: giảm khả năng ly hôn đối với những người trẻ tuổi hơn và kéo dài thời gian hôn nhân trước khi ly hôn đối với những người trải qua việc ly thân.

Chúng tôi thấy cả hai yếu tố này trong phân tích tỷ lệ ly hôn ở Mỹ của Stevenson và Wolfers. Biểu đồ này vẽ ra tỷ lệ phần trăm các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn: Mỗi dòng đại diện cho thập kỷ lúc họ kết hôn (những người kết hôn vào những năm 1950, 60, 70, 80 và 1990) và trục X thể hiện những năm kể từ ngày cưới.

Chúng ta thấy rằng tỷ lệ các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn gia tăng đáng kể đối với những cặp kết hôn vào những thập niên 1960 hoặc 1970 so với những người kết hôn vào thập niên 1950. Xác suất ly hôn trong vòng 10 năm của những cặp kết hôn vào những năm 1960 cao gấp đôi so với những người kết hôn vào những năm 1950. Đối với những người kết hôn vào những năm 1970, khả năng đó cao hơn gấp 3 lần.

Bạn có thể đã từng nghe một tuyên bố phổ biến rằng "Một nửa số cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn". Chúng ta có thể thấy ở đây tuyên bố đó có thể xuất phát từ đâu - Nó đã từng đúng: 48% các cặp vợ chồng Mỹ kết hôn vào những năm 1970 đã ly hôn trong vòng 25 năm.

Nhưng kể từ đó khả năng ly hôn đã giảm xuống. Tỷ lệ này giảm đối với các cặp vợ chồng kết hôn vào những năm 1980 và một lần nữa đối với những người trong những năm 1990. Khả năng ly hôn của cả hai ngày càng giảm, và thời gian của cuộc hôn nhân ngày càng tăng.

Điều này cũng đúng với các cuộc hôn nhân ở Anh. Biểu đồ này cho thấy tỷ lệ tích lũy của các cuộc hôn nhân đã kết thúc bằng ly hôn: mỗi đường biểu diễn đại diện cho năm mà các cặp vợ chồng đã kết hôn. Một cách hữu ích để so sánh các nhóm tuổi khác nhau là theo độ dốc của đường biểu diễn (steepness of the line): Các đường có độ dốc nhiều hơn cho thấy sự tích lũy các cuộc ly hôn nhanh hơn qua từng năm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của hôn nhân.

Bạn có thể nhận thấy rằng đường cong ly hôn của các cặp vợ chồng trong những năm 1960 nông hơn và có xu hướng chững lại trong khoảng 20-30%. Tỷ lệ ly hôn sau đó ngày càng tăng cao trong suốt những năm 1970, 80 và 90 và cuối cùng vượt qua tỷ lệ tích lũy từ những năm 1960. Tuy nhiên, kể từ những năm 1990, những đường cong này dường như lại giảm xuống một lần nữa, phản ánh những phát hiện giống như tại Hoa Kỳ.

Chúng ta vẫn chưa biết cuộc hôn nhân của các cặp vợ chồng trẻ ngày nay sẽ kéo dài được bao lâu. Sẽ mất vài thập kỷ trước khi chúng ta có thể có được bức tranh đầy đủ về các cuộc hôn nhân gần đây hơn và kết quả cuối cùng của chúng.



CÁC CUỘC HÔN NHÂN Ở NHIỀU QUỐC GIA NGÀY CÀNG KÉO DÀI

Như chúng ta đã thấy từ dữ liệu về tỷ lệ ly hôn, ở một số quốc gia - đặc biệt là các quốc gia giàu có như Anh, Mỹ và Đức - tỷ lệ ly hôn đã giảm kể từ những năm 1990. Điều này có thể được giải thích một phần bằng việc giảm tỷ lệ các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn, nhưng cũng là do độ dài của các cuộc hôn nhân trước khi chúng tan rã.

Độ dài của các cuộc hôn nhân đã thay đổi như thế nào theo thời gian?

Trong biểu đồ ở đây, chúng ta thấy thời gian của các cuộc hôn nhân trước khi ly hôn ở một số quốc gia có sẵn dữ liệu về điều này. Một điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là các định nghĩa không nhất quán giữa các quốc gia: một số quốc gia báo cáo bằng trung vị (median) của độ dài thời gian hôn nhân; những nước khác lại báo số trung bình (mean). Vì sự phân bố độ dài thời gian hôn nhân thường bị lệch nên giá trị trung vị và giá trị trung bình có thể khá là khác nhau. Như Cơ quan Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh (UK Office for National Statistics) đã lưu ý:

“Thời gian trung vị (median duration) của hôn nhân khi ly hôn trong bản phát hành này được thể hiện bằng giá trị giữa (middle value) khi dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Giá trị trung vị (median) được sử dụng, thay vì là giá trị trung bình (mean), vì thời gian chung sống của các cuộc ly hôn được phân phối theo kiểu không đối xứng (not symmetrically distributed). Do đó, giá trị trung vị cung cấp một phản ánh chính xác hơn về đối với cách phân phối này. Con số trung bình (mean) sẽ bị ảnh hưởng bởi số lượng tương đối nhỏ các cuộc ly hôn diễn ra khi thời gian hôn nhân vượt quá 15 năm".

Vì vậy, chúng tôi phải ghi nhớ điều này và cẩn thận nếu chúng tôi thực hiện những so sánh xuyên quốc gia. Trên biểu đồ hiển thị, chúng tôi lưu ý cho mỗi quốc gia xem thời hạn hôn nhân được đưa ra dưới dạng giá trị trung vị hoặc giá trị trung bình.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể có được thông tin chi tiết về từng quốc gia theo thời gian. Những gì chúng ta thấy ở một số quốc gia là thời gian trung bình của hôn nhân trước khi ly hôn (average duration of marriage before divorce) đã tăng lên kể từ những năm 1990 hoặc đầu những năm 2000. Nếu chúng ta lấy Vương quốc Anh làm ví dụ: Các cuộc hôn nhân đã ngắn hơn một cách đáng kể từ những năm 1970 đến cuối những năm 1980, giảm từ khoảng 12 năm xuống còn 9 năm. Nhưng, các cuộc hôn nhân lại một lần nữa gia tang về độ dài thời gian, và đã tăng trở lại hơn 12 năm.

Điều này phản ánh những gì chúng ta thấy trong dữ liệu về tỷ lệ các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn: Tỷ lệ ly hôn tăng đáng kể từ những năm 1960/70 đến những năm 1990, nhưng đã giảm kể từ đó.

Chúng tôi thấy một mô hình tương tự ở Hoa Kỳ, New Zealand, Úc và Singapore. Tuy nhiên, vẫn còn có một sự không đồng nhất khá lớn giữa những quốc gia.



Nguồn dữ liệu:

UN World Marriage Data

  • Data: Marital status, marriage rates, and mean age of marriage, broken down by sex
  • Geographical coverage: Single countries around the world
  • Time span: from 1971 onwards
  • Available at: Online here.

UN Population Division

  • Data: Household size and composition (including single parent households)
  • Geographical coverage: Single countries around the world
  • Time span: from 1960 onwards
  • Available at: Online here.

OECD Family Database

  • Data: Marital and divorce rates, births outside of marriage, and cohabitation status
  • Geographical coverage: OECD countries only
  • Time span: from 1970 onwards
  • Available at: Online here.

Eurostat

  • Data: Crude marriage and divorce rates; children born outside of marriage
  • Geographical coverage: European countries only
  • Time span: from 1960 onwards
  • Available at: Online here.

Pew Research Center

  • Data: Policies and legalisation of same-sex marriage
  • Geographical coverage: Single countries across the world
  • Time span: from 2000 onwards
  • Available at: Online here.

National Statistical Agencies

We also rely on national databases, which provide a variety of data including marriage and divorce rates; length of marriage; marital and cohabitation status. 

Post a Comment

To be published, comments must be reviewed by the administrator *

Mới hơn Cũ hơn
Post ADS 1
Post ADS 1