CÂU HỎI THEO KIỂU SOCRATES

“Socratic Questions”
Nguồn: ChangingMind
ChangeMinds.org là trang web lớn nhất trên thế giới đề cập đến tất cả các khía cạnh về cách để chúng ta thay đổi những gì người khác nghĩ, tin, cảm nhận và làm.

Người dịch: HỒ TÂM ĐAN – Thạc sĩ Tâm lý, Chuyên viên Tâm lý Trị liệu



Socrates (470–399 trước CN) là một trong những người thầy vĩ đại nhất, giảng dạy bằng cách đặt câu hỏi và từ đó rút ra câu trả lời từ các học trò của mình (“ex duco”, có nghĩa là “dẫn đầu”, là gốc rễ của từ “education” – “giáo dục”). Đáng tiếc, ông thà tự hành quyết bản thân bằng cách uống thuốc độc hơn là vi phạm các nguyên tắc của bản thân ông. Táo bạo, nhưng không phải là một chiến lược sinh tồn tốt. Tuy nhiên ông sống rất thanh đạm và nổi tiếng là người lập dị. Một trong những học trò của ông là Plato, người đã viết nhiều điều để chúng ta biết về ông.

Dưới đây là sáu kiểu câu hỏi mà Socrates đã hỏi các học trò của mình. Có lẽ sẽ dẫn đến sự khó chịu lúc đầu nhưng sau cùng vẫn luôn là sự vui mừng của họ. Ông là một người vô cùng chính trực và cuộc đời ông là một câu chuyện phi thường.

Mục đích tổng thể của việc hỏi theo kiểu Socrate, là để thách thức tính chính xác và tính trọn vẹn của suy nghĩ theo hướng hành xử để đưa con người đến mục tiêu cuối cùng của họ.

Câu hỏi làm rõ khái niệm (Conceptual clarification questions)

Giúp mọi người suy nghĩ thêm về chính xác những điều họ đang hỏi hoặc nghĩ về. Thăm dò các khái niệm đằng sau lập luận của họ. Sử dụng các câu hỏi cơ bản ‘cho tôi biết thêm’ để giúp họ đi sâu hơn.

· Sao bạn lại nói vậy?

· Chính xác điều này có nghĩa là gì?

· Điều này liên quan như thế nào đến những gì chúng ta đã nói đến?

· Bản chất của…là gì?

· Chúng ta đã biết gì về điều này?

· Bạn có thể cho tôi một ví dụ?

· Ý của bạn là…hay…?

· Bạn có thể vui lòng diễn đạt lại điều đó không?

Câu hỏi thăm dò các giả định (Probing assumptions)

Việc thăm dò các giả định của họ giúp mọi người cân nhắc về các phỏng đoán và niềm tin đoan chắc mà họ đang lập luận. Điều này thực sự làm rung chuyển nhận thức (vốn kiên cố) và khiến chúng rộng mở hơn!

· Chúng ta có thể giả định điều gì khác chăng?

· Bạn dường như đang cho rằng…?

· Bạn đã chọn những giả định đó như thế nào?

· Vui lòng giải thích vì sao/như thế nào mà…?

· Làm thế nào bạn có thể xác minh hoặc bác bỏ giả định đó?

· Điều gì sẽ xảy ra nếu…?

· Bạn đồng ý hay phản đối với…?

Câu hỏi thăm dò cơ sở, lý do và bằng chứng (Probing rationale, reasons and evidence)

Khi mọi người đưa ra cơ sở lý luận của họ, hãy đào sâu vào lập luận đó thay vì mặc định đó là hiển nhiên. Mọi người thường dùng những lý lẽ chưa được cân nhắc thấu đáo hoặc chỉ được hiểu mơ hồ cho các lập luận của họ.

· Tại sao điều đó lại xảy ra?

· Làm thế nào bạn biết điều này?

· Hãy cho tôi thấy…?

· Bạn có thể cho tôi một ví dụ về điều đó?

· Bạn nghĩ điều gì khiến…?

· Bản chất của điều này là gì?

· Những lý do này có đủ thuyết phục không?

· Liệu lý lẽ này có vững chắc không?

· Lý lẽ này có thể bị bác bỏ bằng cách nào?

· Làm thế nào để tôi tin tưởng những gì bạn đang nói?

· Tại sao…đang xảy ra?

· Tại sao? (cứ tiếp tục hỏi—bạn sẽ chẳng phải hỏi quá nhiều lần đâu)

· Có bằng chứng nào để ủng hộ những gì bạn đang nói?

·  Lập luận của bạn là dựa trên thẩm quyền nào?

Câu hỏi về góc nhìn và quan điểm (Questioning viewpoints and perspectives)

Hầu hết các lập luận đều được đưa ra từ một lập trường nhất định. Vì vậy hãy nhắm vào lập trường. Chỉ ra rằng có những quan điểm khác, có giá trị như nhau.

· Một cách khác để nhìn nhận vấn đề này là..., điều này có vẻ hợp lý không?

· Có những cách nào khác để xem xét vấn đề này?

· Tại sao…lại cần thiết?

· Ai được lợi từ việc này?

· Sự khác biệt giữa…và…là gì?

· Tại sao điều này tốt hơn…?

· Điểm mạnh và điểm yếu của…là gì?

·   …và…giống nhau như thế nào?

·   …sẽ nói gì về điều này?

· Nếu bạn so sánh…và…thì sao?

· Bạn có thể nhìn vấn đề này theo cách khác như thế nào?

Câu hỏi thăm dò hàm ý và hệ quả (Probe implications and consequences)

Lập luận mà mọi người đưa ra có lẽ có những hàm ý logic có thể dự đoán được. Những điều này có ý nghĩa không? Chúng có đáng giá không?

· Sau đó điều gì sẽ xảy ra?

· Hệ quả của giả định đó là gì?

· Làm thế nào mà…có thể được sử dụng để…?

· Ý nghĩa của…là gì?

· Ảnh hưởng của…đến…như thế nào?

· Làm thế nào để…phù hợp với những gì chúng đã học được trước đây?

· Tại sao…quan trọng?

· Điều gì là…tốt nhất? Tại sao?

Câu hỏi về câu hỏi (Questions about the question)

Và bạn cũng có thể có phản xạ về toàn bộ sự việc, chuyển câu hỏi thành chính nó. Sử dụng cuộc tấn công của họ chống lại chính họ. Trả bóng trở lại sân của họ, v.v.

· Mục đích của việc hỏi câu hỏi đó là gì?

· Bạn nghĩ tại sao tôi lại hỏi câu hỏi này?

· Tôi có đang hiểu không? Tại sao không?

· Tôi có thể hỏi gì khác?

· Điều đó nghĩa là gì?

(*) Trong một số những tình huống làm việc, trong tham vấn và tâm lý trị liệu, những câu hỏi kiểu Socartes có thể được vận dụng một cách khéo léo khi cần thiết. Hy vọng người học sẽ xem xét và có cách vận dụng chúng một cách hiệu quả! – Chú thích của TN Online.


Post a Comment

To be published, comments must be reviewed by the administrator *

Mới hơn Cũ hơn
Post ADS 1
Post ADS 1