JAY HALEY VÀ LIỆU PHÁP CHIẾN LƯỢC

Jay Haley and Strategic Therapy

Nguồn: Exploring Your Mind – 6/2/2020

Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN - Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên Tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non


Jay Douglas Haley (1923-2007)

Jay Haley tin rằng sẽ tốt hơn nếu phân tích tương tác của con người khi trị liệu tâm lý bởi lẽ con người là những sinh thể có tính xã hội.

Liệu pháp chiến lược của Jay Haley được đặc trưng bởi việc nhà trị liệu có nhiều sáng kiến chủ động hơn những loại liệu pháp khác. Nhà trị liệu cũng phải xác định hàng loạt những điểm chính yếu. Những trách nhiệm của họ nêu ra ở đây bao gồm những việc như nhận diện những vấn đề có thể được giải quyết để thiết kế lộ trình trị liệu. Họ cũng thiết lập mục tiêu, đưa ra phản hồi và lượng giá thân chủ.

Jay Haley muốn vượn xa hơn những gì một nhà trị liệu đưa ra trong suốt phiên trị liệu. Ông không muốn tập trung vào triệu chứng hoặc trạng thái tâm thần hay khí sắc. Do đó, những gì ông thực sự muốn làm là làm việc với các tình huống xã hội, chứ không chỉ tập trung vào làm việc trên từng cá nhân.

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA JAY HALEY TRONG LIỆU PHÁP CHIẾN LƯỢC

Jay Haley muốn đưa ra quan điểm rằng những vấn đề của thân chủ không chỉ nằm trong chính họ. Bởi vì con người là những sinh vật có tính xã hội. Như vậy, tất cả môi trường của bạn đều liên quan đến bất cứ lúc nào bạn trải nghiệm những vấn đề.

Đó là lý do tại sao ông tin rằng bệnh nhân/thân chủ không phải là “đơn vị” thích hợp cho sự can thiệp. Gia đình hiện thời của họ, đại gia đình của họ, và/hoặc những người đang trong mối quan hệ với họ cũng thích đáng cần được làm việc. Nhãn quan nhìn sự việc theo tình huống này cũng liên quan theo cách này hay cách khác với những nhà chuyên môn cùng làm việc với loại vấn đề ấy.

Haley phân tích các cấu trúc mà những gia đình đã thiết lập nên bên trong chính họ. Ông cũng quan tâm đến những nguyên tắc, những tình trạng hoặc vai trò quyền lực bên trong những cấu trúc ấy. Vai trò nào, nguyên tắc nào quan trọng hơn những vai trò nào, nguyên tắc nào. Ông tin rằng việc phân tích chúng sẽ giúp ông hiểu rõ hơn về đời sống của bệnh nhân.

Đôi khi lý do của những than phiền, những hành vi không thích đáng hoặc sự trao đổi ý kiến có thể gây ra những sự nhầm lẫn hoặc mất cân bằng trong thang bậc ấy (hierarchy). Điều này làm thay đổi sự thích nghi trong chu trình đời sống gia đình. Ví dụ, nếu cô con gái trong gia đình cố gắng là trung gian trong cuộc xung đột của cha mẹ, thì đó sẽ là một sự mất cân bằng to lớn. Bởi vì đây là một vai trò không thích hợp đối với cô con gái trong gia đình.

Nhà nhân học Gregory Bateson là lý thuyết gia hệ thống vĩ đại đầu tiên. Ông lấy mối quan hệ của con người làm đối tượng nghiên cứu của mình. Khi thực hiện công việc này, ông đã áp dụng một số mô hình lý thuyết (theoretical paradigms). Một số ví dụ về việc này là ông đã sử dụng lý thuyết hệ thống tổng quát (General systems theory – GST) và lý thuyết điều khiển học (cybernetics).

VIỆN NGHIÊN CỨU TÂM THẦN (THE MENTAL RESEARCH INSTITUDE – MRI)

Cùng với những hoạt động của Bateson, họ đã thành lập Viện Nghiên cứu Tâm thần ở Palo Alto, California. Nhiều nhà tư tưởng được cho là có cách tiếp cận hệ thống cũng làm việc ở học viên này. Chẳng hạn như John Weakland, Don D. Jackson, Virginia Satir, Jay Haley, và Paul Watzlawick.

Những công trình đầu tiên của những tác giả như John Weakland và Jay Haley đã ảnh hưởng mạnh mẽ lên Milton Erikson. Erikson là nhà tâm thần học Hoa Kỳ rất thành công trong giai đoạn giữa thế kỷ 20. Đầu tiên họ gọi liệu pháp gia đình là “liệu pháp chiến lược”. Họ làm mẫu điều này sau những liệu pháp mà Jay Haley đã phát triển. Tuy nhiên, bởi vì trên thực tế, những nguyên lý cơ bạn của Jay Haley và những người khác ở MRI là tương tự nhau, các chuyên gia có khuynh hướng trình bày chúng cùng nhau.

CÁCH NHÌN CỦA JAY HALEY VỀ CON NGƯỜI

Một lý thuyết gia về hệ thống như Jay Haley hiểu rằng hành vi của con người là sản phẩm của bối cảnh tương tác của họ. Ông chỉ ra đây là điểm xác đáng nhất. Đó là bởi vì cách làm này có nhiều khả năng để giải thích các khía cạnh tâm lý hơn là bất kỳ loại biến số nào về nhân cách (personality variables). Học thuyết hệ thống tổng quát (general systems theory) và học thuyết giao tiếp của con người (human communication theory) là những mô hình nền tảng cho phép chúng ta hiểu và phân tích các nhóm người. Trên hết, họ cũng giải thích được bằng cách nào mà sự tương tác lại có giao tiếp (how interaction is communicational).

Mặt khác, cũng có hàng loạt những yếu tố và nguyên tắc xác định nên những mối quan hệ với nhau từ đó cấu thành nên một hệ thống. Hơn nữa, bạn có thể quan sát những mối quan hệ này theo một thể thức có tính tuần hoàn/xoay vòng (circular manner). Đây là hiện tượng về một mô hình tương tác mà trong đó A sinh ra B và B thì duy trì A.

VIỆN MRI VÀ LIỆU PHÁP CHIẾN LƯỢC CỦA JAY HALEY ĐÃ BỔ SUNG LẪN NHAU NHƯ THẾ NÀO

Điều làm cho mô hình hệ thống có sự khác biệt với những mô hình trị liệu khác đó là thông qua những nhận thức khác nhau về những hành vi kém thích nghi. Họ cho rằng những hành vi kém thích nghi này là sản phẩm của những tương tác, chứ không chỉ là những biến số (variables) liên quan đến nhân cách của một cá nhân.

Tại MRI, họ tin rằng những vấn đề nảy sinh bởi vì con người thực hiện những trình tự tương tác kém thích nghi như những thói quen. Sau đó, họ tiếp tục lặp lại chúng trong những hoàn cảnh tương tự. Liệu pháp chiến lược thấy rằng những vấn đề xuất hiện khi có một sự phân bố quyền lực đặc biệt nào đó bên trong hệ thống gia đình.

Một khác biệt giữa liệu pháp chiến lược và MRI đó là: MRI cho rằng những nỗ lực bị thất bại trong giải pháp lại đang duy trì vấn đề (failed attempts at solutions maintain problems). Như vậy, vấn đề là một phần kết quả của nỗ lực giải quyết vấn đề những bị thất bại.

CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG

Tuy nhiên, từ quan điểm hệ thống của mình, Jay Haley tin rằng, những triệu chứng đó cũng có một chức năng, ngay cả khi nó có thể không mang tính thích nghi. Đó là lý do tại sao bạn có thể hiểu triệu chứng là cách thức kém chức năng để thông tin về một điều gì đó.

Đặc biệt là bạn phải xem xét về thực tế rằng bạn đang sống trong một bối cảnh xã hội. Như vậy bạn ảnh hưởng lên nó cũng như nó cũng ảnh hưởng lên bạn. Sử dụng một học thuyết tâm lý mà loại trừ môi trường xã hội giống như việc cố gắng nghiên cứu một con vật bên ngoài môi trường sống của chúng vậy.


Post a Comment

To be published, comments must be reviewed by the administrator *

أحدث أقدم
Post ADS 1
Post ADS 1